Dấu hiệu khi bị say cà phê? 5 cách xử lí nhanh nhất

Dấu hiệu khi bị say cà phê? 5 cách xử lí nhanh nhất

Bị say cà phê là tình trạng rất dễ gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, cách xử lý sau khi say cà phê không phải là điều mà ai cũng biết. Cùng redwoodtech.org tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

I. Dấu hiệu khi bị say cà phê

Say cà phê là khi bạn sử dụng thực phẩm có chứa caffeine sẽ có nhiều triệu chứng phổ biến như đau đầu, tức ngực, chóng mặt, buồn nôn và khó thở. Một vài triệu chứng nặng hơn sẽ là nôn mửa, ảo giác, lú lẫn, nhịp tim nhanh. Đối với mỗi người thì mức độ xuất hiện các triệu chứng này cũng không hề giống nhau.

Bị say cà phê dẫn đến nhiều triệu chứng phổ biến như đau đầu, tức ngực, chóng mặt, buồn nôn và khó thở

Thông thường, ở người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên dung nạp tối thiểu 2 – 4 cốc cà phê mỗi ngày (tương đương 400mg caffeine) nên nếu khi bạn sử dụng quá liều lượng sẽ dẫn đến hiện trạng này. Đối với những người nhạy cảm với cà phê thì khi tiêu thụ với lượng ít hơn mức khuyến cáo cũng rất dễ gặp tình trạng say cà phê.  

Say cà phê có thể được hiểu là tình trạng “nhạy cảm” với caffein. Nguyên nhân là bởi cà phê kích thích cơ thể sản xuất ra một loại hormone là adrenalin, thường được cơ thể con người tiết ra tự nhiên trong các tình huống căng thẳng, hồi hồi, lo lắng.

II. 5 cách xử lí khi bị say cà phê

Để khi thưởng thức ly cà phê thơm ngon không còn là nỗi sợ thì bạn biết đến 5 cách xử lý khi bị say cà phê mà chúng tôi cung cấp dưới đây. 

1. Uống nhiều nước

Khi bị say cà phê, điều quan trọng nhất mà bạn cần làm đó là uống thật nhiều nước lọc càng tốt. Dù bạn đã cung cấp đủ lượng nước tối đa cần uống trong ngày thì cũng nên bổ sung thêm nước để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh nhanh nhất có thể. 

Nguyên nhân là bởi do thành phần caffeine thấm vào máu nhanh nhưng lại dễ hòa tan trong nước và bài tiết qua nước tiểu. Uống nước giúp cân bằng độ ẩm, bù đắp các khoáng chất đã mất trong quá trình tiêu thụ cà phê trước đó. Bên cạnh sử dụng nước lọc, bạn có thể bổ sung nước cam, nước chanh giàu vitamin C.

Khi bị say cà phê, điều quan trọng nhất mà bạn cần làm đó là uống thật nhiều nước lọc càng tốt

2. Hạn chế sử dụng thêm caffein

Khi đã bị say cà phê, nếu như không để ý mà sử dụng thêm các loại thực phẩm, đồ uống có caffeine như cacao, trà, socola nguyên chất hay một số loại nước tăng lực giúp tỉnh táo thì tình trạng say cà phê của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn đó. 

3. Ăn thêm tinh bột

Các sản phẩm chứa nhiều tinh bọt như bánh mì, ngũ cốc, cơm trắng sẽ giúp làm nhẹ đi các triệu chứng đau đầu, chóng mặt trên thậm chí còn giúp bão hòa lượng caffein trong cơ thể.

Các sản phẩm chứa nhiều tinh bọt như bánh mì, ngũ cốc, cơm trắng sẽ giúp làm nhẹ đi các triệu chứng

Nguyên nhân là bởi tinh bột sẽ giúp dạ dày tạo nên một lớp màng bảo vệ để cơ thể trở nên nhanh chóng cân bằng như trạng thái ban đầu. Chính vì thế mà bạn cũng cần lưu ý là không nên sử dụng cà phê khi dạ dày trống rỗng nhé. 

4. Hít thở đúng cách

Đây là cách xử lý khi bị say cà phê mà không phải ai cũng biết. Phương pháp hít thở đúng cách mang lại nhiều hiệu quả đối với những ai say cà phê ở mức độ nhẹ. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách hít thở và giữ hơi trong phổi ở một quãng thời gian nhất định rồi thở ra từ từ bằng miệng. Hiện trên mạng xã hội có rất nhiều bài tập dạy hít thở cực kì hiệu quả. 

Các bài tập hít thở không chỉ giúp cải thiện tinh thần, tăng sự tỉnh táo mà còn làm giảm tình trạng say cà phê ở mỗi người nên bạn nhớ lưu ý để thực hiện nhé. 

5. Nghỉ ngơi khi bị say cà phê

Say cà phê là lúc cơ thể bạn không có được thể trạng tốt nhất để hoạt động bình thường nên điều cần thiết lúc này là bạn phải nghỉ ngơi hợp lí. Điều này giúp cho nhịp tim được giữ ở mức ổn định, giảm thiểu tình trạng bủn rủn chân tay, buồn nôn, khó chịu. Bên cạnh đó, hãy thử xoa ấm hay lòng bàn tay, bàn chân và ấn một số huyệt đạo trên cơ thể như thái dương, trán, đỉnh đầu để cơ thể thư giãn tốt nhất nhé.

Nghỉ ngơi giúp nhịp tim được giữ ở mức ổn định, giảm thiểu tình trạng bủn rủn chân tay, buồn nôn, khó chịu

III. Những lưu ý khi uống cà phê

1. Uống với liều lượng vừa phải

Uống cà phê với lượng vừa phải không chỉ giúp bạn tập trung tinh thần cho một ngày làm việc hiệu quả mà còn giảm tối đa tình trạng say cà phê trong cơ thể. Bên cạnh đó, để tăng hương vị thơm béo cho món cà phê, bạn nên uống các loại cà phê sử dụng đường sữa, tránh pha quá đặc dẫn đến say cà phê.

Không nên uống cà phê quá đặc, liều lượng quá nhiều 

2. Không uống cà phê với một số chất kích thích 

Một số người có thói quen uống cà phê chung với rượu, pha chế chung với nhiều loại đồ uống nhiều hương liệu như nước tăng lực, đồ uống có gas để tăng cảm giác lạ miệng tuy nhiên điều này là cực kì nguy hiểm nhé. Uống cà phê với một số chất kích thích không chỉ tạo áp lực lên tim, tăng nồng độ kích thích mà rất dễ khiến bạn bị ngộ độc nặng. 

3. Không nên uống cà phê khi bụng đói

Một ly cà phê vào buổi sáng là điều cực kì tốt cho sức khỏe, giúp bạn có một ngày làm việc hiệu quả, năng suất nhưng nếu bạn uống khi dạ dày trống rỗng là cực kì gây hại đó nha. Chính vì thế mà chỉ nên sử dụng cà phê sau khi dạ dày của mình đã được lấp đầy bằng các loại thực phẩm đã nhé. 

IV. Tổng kết

Lượng caffeine có trong các đồ uống cà phê là không hề giống nhau nên mỗi người cần có hiểu biết nhất định về loại đồ uống và cơ thể mình để có trải nghiệm tốt nhất khi thưởng thức một ly cà phê. Mong là sau khi đọc bài viết này, bạn đã có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích nhất rồi nhé.