Cách trị mụn cóc bằng phương pháp tự nhiên, tránh lây lan 

Cách trị mụn cóc bằng phương pháp tự nhiên, tránh lây lan 

Mụn cóc không ảnh hưởng quá nhiều đến tình trạng sức khỏe của con người nhưng nó gây khó chịu và làm mất đi tính thẩm mỹ của làn da chúng ta. Vậy nên bạn cần “bỏ túi” được những phương pháp dưới đây để nắm được thông tin về cách trị mụn cóc hiệu quả qua bài viết tổng hợp của redwoodtech.org nhé.

I. Mụn cóc là gì? Nguyên nhân gây mụn cóc 

Mụn cóc hay còn gọi là hột cơm là căn bệnh ngoài da gây ra bởi chủng virus gây nên các u nhú gọi là HPV. Mụn cóc được biểu hiện bởi những khối u sần sùi, trắng, nhỏ trông giống như một chùm súp lơ thường xuất hiện chủ yếu ở bàn tay và bàn chân cơ thể người. 

Mụn cóc là căn bệnh rất phổ biến trên cơ thể người. Theo thống kê, có hơn 40% dân số trên thế giới gặp phải vấn đề này. 

Dựa vào kích thước và vị trí của các đốm mụn cóc có thể chia thành những loại như sau: mụn cóc thông thường, mụn cóc phẳng, mụn cóc lòng bàn chân và mụn cóc vùng sinh dục, hay còn gọi là sùi mào gà.

Mụn cóc là tình trạng phổ biến trên cơ thể người

Được biết, nguyên nhân để Virus HPV và các siêu vi trùng khác là xâm nhập vào cơ thể là bởi thông qua các con đường sau đây:

  • Các vết trầy xước, cắn móng tay, bị vật nuôi cắn, vấn đề vệ sinh tay chân kém, hay đi chân đất. 
  • Lây từ người này sang người khác do dùng chung đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, tất, khăn, kiềm bấm móng tay…
  • Rối loạn chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến mụn cóc.
  • Trường hợp thường gặp ở người lớn tuổi hoặc phụ nữ mang thai do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Suy nhược hệ thần kinh.

Mặc dù mụn cóc lành tính, nhưng vẫn có nhiều mụn cóc càng để lâu càng có xu hướng lây lan nhiều hơn, hoặc rất dễ tái phát trở lại thậm chí còn có thể mọc tràn lan trên da một các riêng lẻ hoặc từng cụm rất thiếu thẩm mỹ. Do vậy, việc tiến hành các biện pháp điều trị sớm là việc cần thiết nên làm.

II. Cách trị mụn cóc bằng phương pháp tự nhiên

Nhiều số liệu đã chỉ ra rằng mụn cóc có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên để tránh “đêm dài lắm mộng”, hạn chế sự lây lan nhanh chóng của những đốm mụn xấu xí này, bạn cần bỏ túi những các trị mụn cóc dưới đây để vừa tiết kiệm mà lại vô cùng an toàn. 

1. Tỏi

Theo nhiều nghiên cứu, Allicin là một loại kháng sinh thực vật chứa nhiều trong tỏi, có khả năng sát trùng, kháng viêm tốt. Không chỉ thế nó còn có tác dụng chống nấm, điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể người. Theo mẹo dân gian, bạn chỉ cần nghiền nát 1 tép tỏi, pha với nước rồi thoa lên các nốt mụn sau đó lấy băng dán lại. Bạn cần lặp lại mỗi ngày liên tục trong 3 – 4 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tỏi có công dụng trị mụn cóc vô cùng hiệu quả

2. Giấm táo

Sử dụng giấm táo pha loãng với nước là một trong những mẹo giúp điều trị mụn cóc vừa đơn giản lại hiệu quả vô cùng. Sở dĩ giấm táo có công dụng thần kỳ trong việc điều trị mụn có là do nó chứa nhiều acid malic, acid lactic,… có khả năng mài mòn các nốt mụn, ngăn chặn sự lây lan của HPV.

Pha loãng giấm táo và nước theo tỉ lệ 2:1 sau đó dùng bông y tế thấm dung dịch này trực tiếp lên nốt mụn và băng kín lại trong khoảng 3-4 giờ. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là tổng trườnghowjp vùng da có vết thương hở thì tuyệt đối không điều trị mụn cóc bằng cách này tránh nhiễm khuẩn, gây tổn thương da nhé. 

3. Vỏ chuối

Được biết, chất Kali trong vỏ chuối có tính kháng khuẩn, kháng virus cực kỳ tốt cho nên nó chống được virus HPV.

Bạn có thể chà xát mặt trong của vỏ chuối lên các nốt mụn cóc rồi không rửa đi lớp nhựa chuối đó mà để qua đêm để các chất trong đó thẩm thấu và đánh bại các nốt mụn cóc. Kiên trì thực hiện đều đặn trong vài tuần, các mụn sẽ bong ra khỏi da bạn. 

4. Lá tía tô

Trong lá tía tô có chứa nhiều chất như limonene và perillaldehyde có tác dụng hiệu quả để ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV.

Cách làm cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một ít lá tía tô đa được rửa sạch sau đó đem đi giã nát, đắp lên vùng da bị mụn cóc. 

Bước tiếp theo bạn cần dùng vải quấn cố định chỗ đắp lá lại trong khoảng vài tiếng, tránh các cử động làm xê dịch vết đắp. Kiên trì thực hiện hai lần mỗi ngày trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn dần teo nhỏ lại và dần biến mất.

Lá tía tô và nha đam cũng được sử dụng để trị mụn cóc

5. Ngâm nước nóng

Ngâm nước nóng sẽ làm mềm mịn các nốt mụn cóc để chống lại virus và ngăn ngừa nhiễm trùng. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn cần chuẩn bị một chậu nước nóng sau đó cho vùng tay, chân bị mụn cóc vào đó để làm mềm vùng da bị mụn, tẩy rửa các chất tế bào chất có ở trên da. Để việc ngâm nước nóng trở nên hiệu quả hơn, bạn cần sử dụng bổ sung thêm một ít muối hay giấm trắng để có công dụng tốt hơn. 

6. Nha đam

Thông thường nha đam có hiệu quả khi điều trị các bệnh về bỏng hay vảy nến bởi nó có tác dụng hiệu quả trong việc chống lại các mầm bệnh, bao gồm cả virus HPV. cho nên nó cũng được liệt kê vào danh sách các thực phẩm giúp chữa mụn cóc hiệu quả. 

Để điều trị, hãy lấy một lá nha đam và cắt sạch vỏ bên ngoài sau đó thoa gel lên mụn cóc. Một số cơ địa dị ứng với nhựa nha đam thì không nên áp dụng cách này.

III. Tổng kết

Trên đây là tổng hợp những cách trị mụn cóc bằng phương pháp tự nhiên, hạn chế sự lây lan nếu bạn gặp phải tình trạng này. 

Vì mụn cóc rất dễ bị tổn thương, nhiễm trùng nên bạn cần sử dụng kết hợp các phương pháp điều trị trên một cách cẩn thận. Đặc biệt trong quá trình trị mụn cóc, cần đảm bảo yếu tố vệ sinh nếu bị mụn cóc ở bất kỳ bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên gãi hoặc cạy mụn ra tránh bị nhiễm khuẩn nhiễm trùng.